Nhà văn Trần Phong Vũ nhận định về nhạc sĩ Tô Hải và
tác phẩm "Hồi Ký của Một Thằng Hèn" mới phát hành
qua Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Hoa Kỳ
*
Giáo sư nhà văn Trần Phong Vũ
Trích Paltalk 19-4-2009, Phòng Cha Lợi (search "8406")
Chủ Nhật hàng tuần 7-9 giờ tối California
-- Bản nhạc mà quý vị vừa nghe, Nụ Cười Sơn Cước, cùng với những bản nhạc mà ông soạn ra, từ trái tim của ông, như bản nhạc giao hưởng Tiếng Hát Biên Thùy, là những tác phẩm mà Tô Hải thường nói là những tác phẩm bị đông đá, bị bỏ vào tủ lạnh, bởi vì trong suốt nửa thế kỷ, những tác phẩm tương tự như vậy của ông cũng như của nhiều nhạc sĩ, và những văn phẩm thi phẩm của nhiều tác giả khác có giá trị. Bởi vì như Tô Hải đã nói nhiều lần, một tác phẩm văn nghệ, dù là nhạc, dù là văn, dù là thơ, nó chỉ có giá trị khi nói lên được cái tâm thức, cái cảm nghiệm thật sự phát xuất từ trái tim của tác giả.
-- Thế thì những Nụ Cười Sơn Cước, những Tiếng Hát Biên Thùy là những tác phẩm xuất phát ra từ tấm lòng, từ con tim chân thực yêu sự thật, và yêu đồng bào, yêu quê hương, yêu con người, của nhạc sĩ Tô Hải.
-- Hồi Ký của Một Thằng Hèn do Tô Hải tin cẩn trao cho tủ sách Tiếng Quê Hương www.tiengquehuong.com của chúng tôi ấn hành. Chúng tôi xin nói một vài nét về cuộc đời, tiểu sử của tác giả Tô Hải. Khi đọc Tô Hải, tôi mới phát hiện ra một điều, ông là người cùng một huyện, cùng một tỉnh với tôi. Đó là huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Thái Bình là nơi sản xuất ra khá nhiều những nhân vật đặc biệt, ngay trong xã hội cộng sản, mà lại là những người sau này đã nhìn ra những bộ mặt thật của chế độ. Trong đó có Dương Thu Hương, có tướng Trần Độ, trung tá Trần Anh Kim là một trong những người trong Khối 8406.
-- Tô Hải là người Thái Bình, hơn thế, là ở ngay huyện Tiền Hải, là nơi ngày xưa Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã dầy công bồi đắp để trở thành cái vùng rất trù phú. Ông ra đời ngày 24-9-1927 tại Hà Nội, nhưng nguyên quán là tại Tiền Hải Thái Bình, cha mẹ ông xuất phát ở đó. Có lẽ ông là một trong những người Công Giáo, bởi vì ngay từ nhỏ ông đã học trong các trường Sơ ở Hà Nội và có thiên khiếu về âm nhạc đã nảy nở ngay từ đó.
-- Trước khi có cuộc cách mạng mùa thu 1945, ông đã đậu xong Tú Tài 1 Pháp, tức Bac 1, sau đó gia nhập vệ quốc quân, tốt nghiệp 2 trường quân chính là Nguyễn Huệ khoá 1 và lục quân Trần Quốc Tuấn khoá 5.Có một điều lạ, trong tiểu sử ông ghi rõ là ông chưa hề bắn một phát súng nào cả.Có lẽ do bản chất của một con người yêu thương, và có lẽ ngay từ đầu, ông đã cảm nghiệm thế nào đó, thành ra dù rằng ở trong quân đội, nhưng vì ông cố gắng biểu tỏ khả năng âm nhạc của ông. Cho nên trọn đời ông gắn bó với âm nhạc, ở trong các đoàn văn nghệ, và có lúc cũng đã giữ những vị trí khá quan trọng.
-- Ngay từ những năm 1946-47 thì tên Tô Hải đã được nhiều người biết đến, không bằng những bản nhạc ca ngợi chế độ, kích thích những đoàn quân vô Nam để mà kéo dài cuộc chiến. Nhưng mà là những ca khúc như Nụ Cười Sơn Cước mà chúng ta vừa nghe, hay Trở Lại Đô Thành, hay là bản nhạc giao hưởng nổi tiếng Tiếng Hát Biên Thùy. Thành ra ngay người quốc gia chúng ta cũng đã được thưởng thức, và những ca sĩ nổi tiếng ở miền Nam như Khánh Ly Hà Thanh Sĩ Phú đã từng hát ca khúc này rất nhiều, và lâu năm trước khi miền Nam sụp đổ. Mặc dù Tô Hải được dùng, nhưng bản nhạc đó bị đông đá, không ai để ý tới cả, bởi vì nhà nước cấm.
-- Ngay từ đầu thập niên 60, đã có lúc ông muốn rời bỏ đảng cộng sản… Nhưng mà vì cái hèn của một người sợ liên lụy tới thân nhân, rồi sợ sự an toàn của sinh mạng, ông cứ thế kéo dài mãi cái đảng đó, cho đến sau năm 1975 thì ông càng nhìn thấy rõ hơn khi ông vào Saigon. Như Dương Thu Hương khi bước chân vào Saigon đã từng ngồi bệt xuống vệ đường thành phố Saigon, để mà khóc. Khóc vì sao ? Khóc vì đã bị lừa. Đảng đã lừa bao nhiêu năm cho rằng miền Nam đói rách…..
-- Những người như Dương Thu Hương hay Tô Hải đã nhìn thấy một miền Nam trù phú, và đến nỗi sau này có nhiều người phát biểu với thân nhân bà con lấy làm tiếc tại sao có sự thay đổi ngạo ngược như vậy. Ngưòi ta khóc, không thể nào nghĩ rằng miền Nam trù phú như thế mà lại có thể bị thất trận bởi một cái đoàn quân nhếch nhác, trong đó chứa đựng biết bao nhiêu điều xấu xa đê tiện. Và càng những năm sau này người ta càng nhận thấy rõ hơn. …Chúng ta thừa biết là người cộng sản họ rất tinh tế, rất là gian xảo…
-- Lê Phú Khải là một nhà báo, người ngay bây giờ đang hoạt động, đang sống trong lòng chế độ mà đã dám can đảm viết tựa cuốn sách cho Tô Hải, Hồi Ký của Một Thằng Hèn. Ông là người nhỏ tuổi hơn Tô Hải, có một thời kỳ là học trò Tô Hải, học trò tiếng Pháp, được Tô Hải cho có những cơ may để gặp gỡ. Cho nên có lúc Tô Hải đã hé mở qua lời tựa của ông, cho thấy cái bản chất con người thật của Tô Hải. Lê Phú Khải cũng cho thấy những mưu toan của nhà nước, nhất là khi nhà nước không đồng ý cho Tô Hải dùng loại nhạc bị họ quy kết là nhạc Tây Phương, không phù hợp với loại nhạc chiến đấu, loại nhạc kích thích chiến tranh, kích thích gọi máu, gọi sự căm thù…
-- Đến năm 1986 thì ông đã về hưu non, ở ngoại ô Nha Trang, và từ đấy ông bắt đầu sáng tác những gì ông muốn. Và cũng từ đấy manh nha trong đầu ông, là phải viết cái gì để lại cho đời sau. Và vì vậy chúng ta mới có hồi ký của ông. Xin thông báo cùng quý vị là cuốn sách đã được gởi đi in ở Đài Loan, và đã xuống tàu tuần rồi… Hy vọng có sách vào thượng tuần tháng 5.
-- Năm nay thì Tô Hải đã bước vào tuổi 83. Ông tranh đấu bằng ngòi bút, trở thành một "blogger" già nhất ở Việt Nam, 83 tuổi. và cái blog của ông http://360.yahoo.com/profile-OOJtmTcldKkPt5ZeWinmN12p trong 18 tháng thôi đã có 200 ngàn người vào theo dõi. Con số không dễ có được cho bất cứ ai, huống chi một người ở trong nước, trong hoàn cảnh như bây giờ. Điều đó cho chúng ta thấy ảnh hưởng của Tô Hải như thế nào. Điểm đặc biệt khác nữa, mà Cha Lợi có thưa cùng quý vị, là vào tuổi 80-81-82 vậy mà mỗi khi có những cuộc biểu tình ở Hải Phòng, ở Saigon, những cuộc biểu tình của sinh viên có thể nổ ra bất cứ nơi nào, dù đông hay là không đông, là có mặt của Tô Hải. Đó là một con người kiên cường, mà tôi nghĩ rằng là khác hẳn với những người mà phải chờ cho tới lúc chết mới có thể nói được tiếng nói của mình.
-- Ngày hôm nay, không phải chỉ có Tô Hải, 60 năm tuổi đảng rồi, từ 1949. Tính theo niên đại thì như thế, nhưng thực tế tâm hồn thì không có bóng dáng đảng cộng sản từ lâu rồi. Từ những năm đầu thập niên 60, ông đã bắt đầu chán ngán và muốn ra khỏi đảng…..có những chuyển động rất mạnh trong tâm hồn ông. Và đến năm ông kỷ niệm 70 tuổi thì ông công khai đứng ra tổ chức một buổi hòa nhạc, để giới thiệu những tác phẩm ông gọi là đông đá…
-- Chúng ta thấy ở hải ngoại này có ông Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần…là những người rất sớm nhìn ra bộ mặt thật của đảng cộng sản. Nhưng không phải nhìn ra rồi có thể bỏ nước ra đi được. Phải chờ cơ hội mới có thể đi ra ngoài bày tỏ tâm tình của mình.
-- Ở trong nước chúng ta cũng thấy những nhân vật như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ, Tiêu Dao Bảo Cự, Phạm Quế Dương, Nguyễn Vũ Bình, Vũ Cao Quận, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn Trần Mạnh Hảo …chẳng hạn. Tủ sách Tiếng Quê Hương từng trong một số tác phẩm như của Tạ Duy Anh, Bùi Ngọc Tấn, và một tác phẩm của Vũ Cao Quận "Gởi lại trước khi về Cõi"….
-- Ban nãy Cha Lợi có đề cập tới 2 nhân vật là Chế Lan Viên và Nguyễn Khải. Còn có Nguyễn Đình Thi, rất tiếc là hồi ký của ông vẫn bị người con giữ lại, nói là đến năm 2014 mới đưa ra. Họ là những người sống không thể nói, chết mới được ra lời. Từ đấy, chúng ta thấy, những người còn đang sống mà dám viết, dám nói, dám đưa lên blog, dám trả lời những cuộc phỏng vấn ở hải ngoại, như anh Lạc Việt nói ban nãy, là những người anh hùng.
-- Tác phẩm Hồi Ký của Một Thằng Hèn đã đưa lên một phần, ở đây đó, và có những bài viết liên hệ, như Lời Tựa của Tô Hải, như Lời Viết Tựa của Lê Phú Khải, là một trong những người bạn vong niên của Tô Hải. Có một bài viết đặc biệt đã được đưa lên đài BBC, và một bài giới thiệu đặc biệt của nhà văn Uyên Thao là người chủ trương tủ sách www.tiengquehuong.com cũng đã được đưa lên BBC.
-- Tôi đã có dịp nói chuyện trực tiếp với nhạc sĩ Tô Hải, tôi nhận ra một ý lực tiềm tàng ở trong một thân xác về tuổi tác đã đến lúc tàn tạ rồi, 83 tuổi rồi. Nhưng mà ông nói một cách rất là mạnh mẽ. Ông còn bày tỏ một khát vọng là một ngày nào đó có cơ hội được ra hải ngoại này, tiếp xúc trực tiếp với bà con đồng bào hải ngoại, trong đó có rất nhiều những người trẻ đã trao đổi với ông qua cái blog của ông.
-- Tại làm sao ngày hôm nay chúng ta nói về Tô Hải ? Tác phẩm này sẽ ra mắt độc giả bằng giấy trắng mực đen, là khát vọng cuối đời của của nhạc sĩ Tô Hải. Quý vị đọc lời đầu tiên trong cuốn sách, ông đặt câu hỏi: vì sao tôi viết hồi ký ? Ông chỉ bày tỏ mong mỏi là cho tác phẩm này lên trên Internet mà thôi, đưa lên một trang web nào đó mà thôi. Bởi vì ông nghĩ khó có ai có thể in tác phẩm này cho ông, ở trong nước thì vô phương.
Tủ sách Tiếng Quê Hương
P.O. Box 4653 -
Falls Church, VA 22044
email:
info@tiengquehuong.com
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
http://audiofreeviet.blogspot.com
Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi,
mây mờ buông xuống núi đồi
và trong lòng mưa hơn cả ngoài trời.
Cỏ cây hoa lá, thương nhớ mãi người đi
và dâng sầu lên mi mắt người về.
Thơ thẩn đàn chim ngừng tiếng hót,
mưa Xuân đang tưới luống u sầu,
buồn cho dòng nước mờ xóa bóng chim uyên
và gió chiều còn khóc thương mãi
mối tình còn vấn vương.
Ai về sau dãy núi Kim Bôi,
nhắn giùm tim tôi chưa phai mờ,
hình dung một chiếc thắt lưng xanh,
một chiếc khăn màu trắng trăng,
một chiếc vòng sáng lóng lánh,
với nụ cười nàng quá xinh.
Nàng ơi, tôi đã rút tơ lòng,
dệt mấy cung yêu thương
gởi lòng trong trắng,
của mấy bông hoa rừng
đời đời không tàn với khúc nhạc lòng tôi